Oops! It appears that you have disabled your Javascript. In order for you to see this page as it is meant to appear, we ask that you please re-enable your Javascript!

Thế nào là mặt bằng pháp lý chuẩn?

Kinh doanh mặt bằng là hình thức kiếm lời được nhiều chủ đầu tư tin tưởng. Có mặt bằng pháp lý chuẩn, bạn chắc chắn về việc đầu tư hơn, tránh vướng vào tranh chấp. Hiện tại, thủ tục để chuyển hóa chuẩn về pháp lý cho mặt bằng cũng khá đơn giản. Nhiều văn bản của nhà nước đã được ban hành để quy định về vấn đề này. Sau đây Muadatdongnai.com sẽ phân tích cho bạn hiểu hơn.

Thế nào là mặt bằng pháp lý chuẩn?

Mặt bằng là gì?

Mặt bằng là hình chiếu cắt ngang của một công trình, ngôi nhà ngay trên mảnh đất chứa chúng. Vì vậy, để tiến hành xây dựng một công trình mới, người ta phải giải phóng mặt bằng. 

Giải phóng mặt bằng là một quá trình. Đó là tiến hành các công việc liên quan như di dời nhà cửa, cây cỏ, các công trình khác trên phần đất đó. Việc giải phóng là để làm sạch mặt bằng. Tạo điều kiện thuận lợi tiến hành xây dựng các công trình khác.

Mặt bằng pháp lý chuẩn là đã được giải phóng và thực hiện các bước đúng quy định của pháp luật. Chủ đầu tư hay chủ sở hữu mảnh đất đã có đầy đủ các loại giấy tờ pháp lý có liên quan. 

Trong một dự án quy hoạch ở mức đô thị hoặc thu hồi đất để phục vụ cho mục đích của nhà nước. Vận động nhân dân là điều quan trọng nhất. Việc này cũng phải đảm bảo tất cả lợi ích cho dân khi di dời và có vùng đất để sắp xếp tái định cư.

Mặt bằng pháp lý chuẩn

Mặt bằng là gì?

Các loại giấy tờ liên quan đến pháp lý mặt bằng

Mặt bằng pháp lý chuẩn là đã có các loại giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật. Các loại giấy tờ này gồm: 

Quy hoạch dự án mức chi tiết tỷ lệ 1/500

Đối với một dự án khi được ra mắt, chủ đầu tư có thể yêu cầu xem quy hoạch dự án mức chi tiết tỷ lệ 1/500. Quy hoạch này phải được đóng dấu và phê duyệt tại cơ quan chức năng có thẩm quyền. Đây là một loại giấy tờ bắt buộc. Nó là cơ sở để thiết lập nên dự án xây dựng, cấp phép xây dựng, các nhà quản lý đầu tư theo quy định.

Quy hoạch tỷ lệ 1/500 được thể hiện bằng bản vẽ mặt bằng. Có thêm các phương án kiến trúc công trình và giải pháp về hạ tầng kỹ thuật. Tất cả đều được vẽ theo một tỷ lệ 1/500. Chủ đầu tư có thể kiểm tra về vị trí các lô đất, cây cối, giao thông và các tiện ích nội khu khác. Quy hoạch này sẽ được áp dụng cho các loại dự án có diện tích trên 5ha (hoặc trên 2ha đối với loại chung cư).

Giấy phép xây dựng

Để mặt bằng pháp lý chuẩn, sau khi quy hoạch 1/500 được sẽ là bước xin cấp phép xây dựng. Mặt bằng đã được cấp phép xây dựng thì mới được tiến hành các bước để kiên cố công trình. Đây cũng là loại giấy tờ cần thiết để có thể đảm bảo đầy đủ cơ sở về mặt pháp lý cho dự án. Có một số trường hợp đặt biệt, dự án không cần xin giấy phép xây dựng. Đó là  đối với công trình bí mật của nhà nước hoặc công trình xây dựng khẩn cấp.

Giấy phép kinh doanh về dự án của đại lý

Một dự án thường có hai cách phân phối mặt bằng. Cách một là chủ đầu tư sẽ tự bán các sản phẩm tự mình đã xây dựng trên mặt bằng. Cách thứ hai là ủy quyền cho các đại lý để đại lý xây dựng và phủ sóng sản phẩm.

Nếu bạn giao dịch với đại lý, các chủ đầu tư sẽ được yêu cầu đại lý để kiểm tra giấy phép kinh doanh dự án. Hoặc là các loại văn bản chấp thuận từ chủ đầu tư.  Lí do là họ phải đảm bảo việc đã đặt cọc thì chắc chắn nhận được công trình từ người bán.

Sổ đỏ, sổ hồng

Mặt bằng pháp lý chuẩn là mảnh đất mặt bằng đã có một trong hai giấy tờ này. 

Sổ đỏ hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phép chủ sở hữu thực hiện mọi hành vi liên quan đến mảnh đất mặt bằng. Sổ hồng hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất. Nó cũng tương tự với sổ đỏ tuy nhiên thường được cấp khi đã có tài sản cùng chủ sở hữu nằm trên đất. Thường là công trình xây dựng. 

Từ tháng 12 năm 2009, hai loại sổ này đều đã được quy về loại sổ duy nhất, gọi là sổ hồng mới. Các sổ đỏ, sổ hồng được cấp trước đó đều có tính pháp lý mà không cần thiết phải đổi sang mẫu mới sau này. 

Nếu bạn muốn mua nhà nguyên căn, hãy yêu cầu chủ ngôi nhà được kiểm tra sổ đỏ hoặc sổ hồng. Đối với trường hợp mua nhà đất hoặc mặt bằng dự án, hãy kiểm tra kỹ thời gian tiến hành bàn giao sổ của chủ đầu tư. Thông thường thì thời gian này khoảng 1 năm, chậm thì có thể kéo dài 2 đến 3 năm. Cũng có trường hợp thi công chậm tiến độ nên thời gian giao sổ chậm lên đến hơn chục năm.

Mặt bằng pháp lý chuẩn

Các loại giấy tờ liên quan đến pháp lý mặt bằng

Lợi ích khi có mặt bằng pháp lý chuẩn

Lợi ích khi có mặt bằng pháp lý chuẩn được thể hiện như sau:

  • Thứ nhất là sẽ được các chủ đầu tư lựa chọn để tiến hành đầu tư bất động sản.
  • Thứ hai, việc mặt bằng ổn thỏa về vấn đề pháp lý sẽ khiến quá trình xây dựng các công trình diễn ra thuận lợi mà không bị gián đoạn.
  • Thứ ba, nếu diễn ra các vấn đề liên quan đến tranh chấp, chủ mặt bằng sẽ có ưu thế chắc chắn hơn trong lĩnh vực pháp luật đất đai.
  • Mặt bằng đầy đủ giấy tờ theo pháp luật sẽ giúp nhà nước quản lý tốt hơn về đất đai. Đặc biệt là về lĩnh vực kinh doanh bất động sản. 

Mặt bằng pháp lý chuẩn

Lợi ích khi có mặt bằng pháp lý chuẩn

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu thế nào là mặt bằng pháp lý chuẩn. Mong rằng bài viết của Muadatdongnai.com đã mang lại nhiều kiến thức cần thiết. Qua đó, các bạn cũng có thể tự tin hơn trong đầu tư bất động sản để sinh lời trong tương lai. Chúc các bạn thành công!

Mọi chi tiết xin liên hệ 0933 907 331 để được giải đáp thắc mắc nhé!

Thế nào là mặt bằng pháp lý chuẩn?
Đánh giá bài viết

Là nhà đầu tư bất động sản, chuyên viên môi giới, dịch vụ pháp lý bất động sản tại các khu vực Biên Hòa, Long Khánh, Trảng Bom với gần 10 năm kinh nghiệm. Quý khách hãy liên hệ Duy Khôi sđt 0933907331, 0382677434 khi cần trợ giúp đầu tư, pháp lý, tìm mặt bằng kinh doanh tại Đồng Nai. Duy Khôi : Dịch vụ tận tâm tư vấn tận tình giá cả hợp lý

Đặt Câu Hỏi