Nội dung chính
Mua bán đất pháp lý chuẩn là những thủ tục mà chủ sở hữu bắt buộc phải nắm được. Đối với ngành bất động sản phát triển tích cực hiện nay, pháp lý luôn là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Dù là đất sào pháp lý chuẩn hay đất nền pháp lý chuẩn, mỗi công ty, chủ đầu tư phải có một tư vấn pháp luật vững chắc. Cùng Muadatdongnai.com tìm hiểu các thủ tục liên quan đến pháp lý nhé.
Các thủ tục mua bán đất pháp lý chuẩn
Những điều kiện đủ để chuyển nhượng đất
Để mua bán đất pháp lý chuẩn, cần tuân thủ các quy định của pháp luật. Theo quy định, chỉ được chuyển nhượng đất khi đảm bảo 4 điều kiện cụ thể như sau:
Điều kiện thứ nhất: Bắt buộc có giấy chứng nhận quyền sở hữu, trừ các trường hợp sau:
Trường hợp một: Người được nhận thừa kế mà tài sản là quyền sở hữu hoặc sử dụng đất nhưng lại là người nước ngoài. Hoặc người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Hai loại đều không thuộc trường hợp được mua nhà gắn liền với quyền sử dụng đất. Do hai loại này không được cấp các loại giấy chứng nhận nhưng được chuyển đất thừa kế cho người khác.
Trường hợp hai: Trường hợp muốn chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp (đất lúa nương, đất sào,…). Người sử dụng được chuyển nhượng sau khi đã có quyết định giao đất hoặc cho thuê đất.
Trường hợp được nhận thừa kế quyền sử dụng đất. Người thừa kế được thực hiện quyền chuyển nhượng khi đã có điều kiện cấp giấy chứng nhận (tuy chưa được cấp nhưng chỉ cần đủ các điều kiện cấp giấy chứng nhận).
- Điều kiện thứ hai: Đất chuyển nhượng không có tranh chấp.
- Điều kiện thứ ba: Quyền sử dụng đất đang có ý định chuyển nhượng không bị kê biên để đảm bảo các thủ tục thi hành án.
- Điều kiện thứ tư: Đất đang trong thời hạn sử dụng theo quy định của giấy tờ pháp lý.
Để mua bán đất sào pháp lý chuẩn hay đất nền pháp lý chuẩn cũng đều phải tuân thủ các điều kiện trên.
Những điều kiện đủ để chuyển nhượng đất
Đất đang được quy hoạch có được chuyển nhượng không?
Theo pháp luật (Điều 49 Luật Đất đai 2013, sửa đổi và bổ sung tại Điều 6, Luật sửa đổi, bổ sung 2018), đất đang quy hoạch bao gồm 02 trường hợp:
Trường hợp thứ nhất: Đất không nằm trong kế hoạch sử dụng đất của chính quyền địa phương.
Kể cả đất nằm trong quy hoạch nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hằng năm thì vẫn được phép chuyển nhượng và thực hiện các quyền khác.
Trường hợp thứ 2: Được nằm trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.
Trường hợp đất đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm thì người sử hữu đất trong khu vực phải làm một số thủ tục. Đó là chuyển đổi mục đích sử dụng đất và thu hồi mảnh đất theo kế hoạch. Mảnh đất này sẽ được thực hiện các quyền khác của người sử dụng đất. Tuy nhiên nó không được xây mới nhà ở, công trình hay trồng cây lâu năm.
Tóm lại, đất nằm trong quy hoạch thì vẫn được chuyển nhượng đến người khác tới khi bị thu hồi. Tuy nhiên ở trên thực tế khi mua đất nằm trong diện quy hoạch sẽ gặp phải các vấn đề sau: Trường hợp bị thu hồi thì mức bồi thường thường sẽ thấp hơn nhiều so với giá mua. Thứ hai, khi công chứng hợp đồng thì thường bị từ chối hoặc các thủ tục sang tên từ chối. Vì vậy, để mua bán đất pháp lý chuẩn phải cân nhắc về tính quy hoạch của đất.
Đất đang được quy hoạch có được chuyển nhượng không?
Mua bán đất đúng pháp lý
Để mua bán đất pháp lý chuẩn, thường được diễn ra theo các bước sau: Bước đặt cọc (có thể không bắt buộc). Tiếp theo là công chứng các giấy tờ trong hợp đồng chuyển nhượng. Cuối cùng là sang tên giấy chứng nhận.
Chi tiết mỗi bước là:
Bước đặt cọc (không bắt buộc)
Đặt cọc là bên mua giao cho bên bán một khoản tài sản (tiền hoặc tài sản khác) trong một thời hạn để bảo đảm hợp đồng.
Công chứng hợp đồng
Các bên sau khi đã đặt cọc hoặc không đặt cọc thì sẽ tiến hành sang bước công chứng hợp đồng. Có thể công chứng tại Phòng công chứng nhà nước hoặc tư nhân trên địa bàn.
Sang tên
Là bước người bán chuẩn bị các hồ sơ. Hồ sơ này để nộp lên cơ quan chức năng để tiến hành sang tên cho người mua khi đã hoàn thành việc mua bán.
Việc mua bán đất sào pháp lý chuẩn hay đất nền pháp lý chuẩn cũng đều phải tuân thủ các bước trên.
Mua bán đất đúng pháp lý
Các khoản chi phí phát sinh
Trong khi mua bán đất pháp lý chuẩn, bạn phải nạp một số khoản chi phí khác gồm:
- Nạp thuế thu nhập cá nhân: Bằng 2% đối với giá trị chuyển nhượng đất.
- Nạp lệ phí trước bạ: Bằng 0,5% đối với giá trị chuyển nhượng đất.
- Nạp phí thẩm định hồ sơ: Mức thu được HĐND tỉnh tại khu vực mua bán quy định.
Ngoài ra, trong trường hợp muốn chuyển nhượng một phần thửa đất thì bạn phải nộp thêm một số khoản phí để đo đạc khi tách thửa.
Các khoản chi phí phát sinh
Trên đây, https://muadatdongnai.com/ đã hướng dẫn các thủ tục mua bán đất pháp lý chuẩn. Mong rằng bài viết giúp bạn hiểu hơn về mua bán đất, dù là đất nền pháp lý chuẩn hay đất sào pháp lý chuẩn. Chúc bạn thành công trong ngành đầu tư bất động sản.
Mọi chi tiết xin liên hệ 0933 907 331 để được giải đáp thắc mắc nhé!